Hệ thống Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) của trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh được xây dựng và phát triển nhằm hướng đến liên tục đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện chất lượng của mọi hoạt động chính yếu của nhà trường như học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ.
Có hai mục tiêu chính để thiết kế và vận hành hệ thống ĐBCLGD Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh:
+ Đánh giá, đo lường, kiểm soát chất lượng toàn diện và trên cơ sở đó đảm bảo nâng cao chất lượng của nhà trường.
+ Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định của các tổ chức, cơ quan kiểm định chất lượng bên ngoài (trong và ngoài nước) như Bộ Giáo dục & Đào tạo, AUN-QA, ABET.
1) Chức năng của hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
- Hệ thống ĐBCL giáo dục Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh có chức năng hướng đến đáp ứng tốt tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược, chính sách chất lượng của nhà trường và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên có liên quan như: Phụ huynh, sinh viên, học viên, nhu cầu của xã hội như các doanh nghiệp, người sử dụng lao động.
- Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định, góp phần vào việc hoàn thành sứ mạng và các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển trường.
2) Nhiệm vụ của hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
- Thông tin đến toàn thể cán bộ giảng viên, chuyên viên về tầm quan trọng của công tác ĐBCLGD trong bối cảnh hiện nay và kế hoạch, chiến lược về công tác ĐBCLGD của Nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược ĐBCLGD, điều phối, giám sát, tư vấn hỗ trợ và thúc đẩy triển khai công tác ĐBCLGD;
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho các đơn vị trong nhà trường về việc phối hợp trong công tác ĐBCLGD;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống ĐBCLGD bên trong của Nhà trường;
- Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp của hệ thống chất lượng để cải tiến;
- Viết báo cáo tự đánh giá về công tác ĐBCLGD theo các tiêu chuẩn đánh giá tương ứng;
- Đăng kí đánh giá ngoài về công tác ĐBCLGD của Nhà trường theo kế hoạch.
3) Hệ thống – Mô hình ĐBCLGD Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
3.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục
- Ban chỉ đạo ĐBCLGD Trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh có trách nhiệm ra các quyết định về mục tiêu, kế hoạch chiến lược, chính sách về chất lượng và đảm bảo chất lượng trong Nhà trường; quản lý, điều hành hệ thống ĐBCLGD và chịu trách nhiệm về công tác ĐBCLGD.
- Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng có chức năng tham mưu, giúp Ban chỉ đạo trong việc quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động về ĐBCLGD của Nhà trường theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Bộ phận đảm bảo chất lượng của các phòng ban chức năng, các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ phối hợp triển khai các hoạt động ĐBCLGD, thu thập minh chứng và báo cáo kết quả về ban chỉ đạo thông qua Phòng Khảo thí & ĐBCL.
- Các thư ký, tổ đảm bảo chất lượng làm công tác ĐBCLGD cấp đơn vị thuộc Trường Đại học Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh có chức năng giúp Trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ ĐBCLGD của đơn vị.
Sơ đồ hệ thống ĐBCLGD được thể hiện ở hình 1.1
3.2. Mô hình đảm bảo chất lượng
Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng theo cấp: ĐBCL cấp cơ sở giáo dục và ĐBCLGD cấp chương trình.
+ ĐBCL cấp cơ sở giáo dục: Đảng ủy và Ban giám hiệu chủ trương đánh giá chất lượng cấp cơ sở giáo dục đáp ứng tiêu chuẩn của mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network). Mục tiêu của trường là đến năm 2020 đạt chuẩn AUN – QA.
+ ĐBCLGD cấp chương trình: Các đơn vị đào tạo đăng ký đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực AUN – QA hoặc kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế ABET.
Sơ đồ mô hình ĐBCLGD được thể hiện ở hình sau: